Polyglyceryl-3 Diisostearate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Polyglyceryl-3 Diisostearate là gì?

Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tên gọi khác là Triglycerin Diisostearate, Isooctadecanoic Acid, Diester, Triglycerol.
Polyglyceryl-3 Diisostearate là một hợp chất hydroxy, có nguồn gốc thực vật, thường xuất hiện dưới dạng chất lỏng màu vàng ở dạng thô, có mùi thơm đặc trưng của axit béo.
Thành phần này được sử dụng trong các sản phẩm với nồng độ lên tới 39%.
Polyglyceryl-3 Diisostearate được xem là rất dịu nhẹ và được khuyên dùng trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm hoặc sản phẩm dành cho trẻ em.
Điều chế sản xuất
Polyglyceryl-3 diisostearate có nguồn gốc từ Stearic acid (một axit béo bão hòa từ cây dừa hay cọ) và Polyglycerin-3 (thành phần dầu thực vật).
Để điều chế Stearic Acid, các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước được xử lý ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, hỗn hợp này được chuyển qua công đoạn chưng cất.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật.
Cơ chế hoạt động
Polyglyceryl-3 diisostearate là một chất diester (các nhóm carbon liên kết với các nguyên tử khác) và là một chất nhũ hóa không ion tự nhiên giúp kết cấu sản phẩm được mềm và mịn hơn. Với vai trò như một chất nhũ hóa, Polyglyceryl-3 Diisostearate hỗ trợ quá trình trộn các thành phần nước và dầu với nhau bằng cách giảm sức căng bề mặt của chúng.
Ngoài ra, Polyglyceryl-3 Diisostearate còn có tác dụng như một chất dưỡng da, chất làm mềm, chất hoạt động bề mặt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Kojic Acid là gì?
Ở nấm fungi và một số nguồn thực vật tự nhiên khác có chất Kojic acid (axit kojic). Kojic acid là cái tên bắt nguồn từ "Koji", sản phẩm hóa học thu được từ những loại nấm A. flavus, A. oryzae, A. tamarii và A. parasiticus. Ngoài ra, từ một số thực phẩm châu Á được lên men để tạo ra Kojic acid.
Kojic acid có cấu trúc hóa học được xác định là 5-hydroxy-2-hydroxymethyl-γ-pyron. Để có năng suất cao hơn lượng Kojic acid cần các yếu tố tiến bộ trong biến đổi gen, nó có thể làm thay đổi khả năng của chúng để hiệu quả được cao hơn. Chỉ có như vậy mới đáp ứng đủ số lượng lớn Kojic acid trong ngành mỹ phẩm. Nó được sử dụng để làm trắng da, làm sáng da hoặc chất làm giảm sắc tố da được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm khác nhau.
Sản phẩm là một quá trình lên men từ gạo hoặc rượu gạo. Bác sĩ Nhật Bản là người đã phát hiện ra chất có lợi cho da này. Nó được chiết xuất từ việc lên men hoàn toàn tự nhiên nên không gây hại cho làn da. Cơ chết hoạt động của Kojic acid bằng cách ức chế enzyme tyrosinase tạo ra melanin. Nguyên nhân khiến da tối màu đó là Melanin, nếu như lượng melanin nhiều thì da càng trở nên đậm màu. Vai trò quan trọng của Kojic acid là điều trị nám, tàn nhang và đồi mồi.
Cơ chế hoạt động
Kojic acid thường xuất hiện trong những thành phần của sản phẩm dưỡng trắng da vì nó có khả năng làm sáng da tương tự như các hợp chất Hydroquinone. Về cơ chế hoạt động của Kojic acid và Hydroquinone có đôi chút khác biệt.
Nhờ cơ chế ức chế của Hydroquinone và gây độc cho tế bào sản xuất hắc sắc tố melanin, khiến cho melanin không được hình thành trên bề mặt da giúp cho da sáng hơn. Kojic acid có thể ức chế hoạt động của catecholase của tyrosinase, nó là một enzyme quan trọng tổng hợp hắc sắc tố melanin điều đó làm cho da không bị sạm màu do melanin khiến da dưỡng sáng và trắng hơn.
Từ những nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng Kojic acid an toàn và cho hiệu quả cao hơn so với các dẫn chất hydroquinone. Hiện nay Kojic acid được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau.
Pepsin là gì?
Pepsin là enzyme có tác dụng phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn (protease). Được sản xuất trong dạ dày, pepsin là enzym tiêu hóa chính trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta, giúp tiêu hóa protein từ thức ăn.
Cùng với chymotrypsin và trypsin, pepsin đảm nhận vai trò cắt đứt liên kết giữa các axit amin, đồng thời phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn thành các phần nhỏ hơn để ruột non có thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Pepsin hoạt động rất hiệu quả khi cắt các liên kết peptide kỵ nước với axit amin thơm (phenylalanine, tryptophan và tyrosine).

Năm 1836, pepsin được phát hiện bởi nhà tế bào học, mô học, sinh lý học người Đức Theodor Schwann. Tên gọi pepsin được đặt theo tiếng Hy Lạp của từ πέψις pepsis, nghĩa là "tiêu hóa". Về sau, các nhà khoa học bắt đầu khám phá ra nhiều hợp chất sinh hóa mới, trong đó có pepsin - một chất có tính axit chuyển đổi thức ăn dạng nitơ dựa vào vật liệu hòa tan trong nước.
Năm 1928, pepsin là enzyme đầu tiên được kết tinh protein khi John H. Northrop tinh chế dùng trong lọc máu, lọc nước và làm mát.
Pepsin được biểu hiện như một zymogen gọi là pepsinogen, có cấu trúc chính với 44 axit amin được bổ sung vào. Zymogen này được kích hoạt bằng axit hydrochloric (HCl), được thoát ra từ các tế bào thành trong niêm mạc dạ dày. Các hormone gastrin và dây thần kinh phế vị kích thích pepsinogen và HCl tiết ra từ dạ dày khi thức ăn được tiêu hóa. Axit clohidric làm cho môi trường dạ dày có tính axit, cho phép pepsinogen được kích hoạt và tách riêng trong một chất xúc tác riêng do đó tạo thành các pepsin hoạt động. Như vậy, tiền thân của pepsin chính là pepsinogen.
Trong môi trường axit, pepsin hoạt động ổn định trong khoảng từ 37°C-42°C, hoạt động mạnh nhất trong dạ dày ở độ pH 1,5-2. Việc bảo quản pepsin nên ở nhiệt độ từ -80°C và - 20°C để ngăn chặn autolysis (tự tiêu hóa).
Điều chế sản xuất pepsin
Pepsin thương mại được tách từ lớp tuyến tiết dạ dày lợn, là thành phần của men dịch vị được sử dụng để đông sữa trong khi sản xuất pho mát.

Cơ chế hoạt động
Pepsin có nhiệm vụ phân hủy protein thành acid amin và peptide. Tiếp đó, pepsin lại hoạt động để phá vỡ các liên kết peptit giữa acid amin với chuỗi bên kỵ nước trong Polypeptide.
Với cùng cách thức, chúng làm thay đổi chiều dài chuỗi Polypeptide thành các Polypeptide ngắn để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh hơn, từ đó làm giảm thiểu kích thích dạ dày.
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng từ những năm 1930, khi ngành công nghiệp mỹ phẩm vẫn chưa phát triển thì Persea Gratissima Fruit Extract đã được ưa chuộng đưa vào mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân.
Persea Gratissima Fruit Extract được đánh giá cao bởi khả năng thâm nhập tốt, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, mùi nhẹ cùng khả năng giữ nguyên dưỡng chất tuyệt vời. Nếu so với các loại kem dưỡng và lotion, Persea Gratissima Fruit Extract dùng trong huyết thanh (nhũ tương/serum) sẽ mang lại hiệu quả dưỡng da hoàn hảo hơn.

Persea Gratissima Fruit Extract là thành phần được chiết xuất từ quả bơ (loài thực vật có hoa thuộc chi Persea trong họ Nguyệt quế). Persea Gratissima Fruit Extract rất giàu vitamin A, B2, D, E, K, acid béo, là những thành phần có khả năng giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da tuyệt vời.
Nhờ đó, các chuyên gia đều khuyên dùng Persea Gratissima Fruit Extract, nhất là trong massage cơ thể tại các spa cao cấp. Bên cạnh đó, do Persea Gratissima Fruit Extract chứa Omega-3 nồng độ cao nên còn có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời, hạn chế tình trạng sạm nám, lão hóa da, hư tổn da.
Persea Gratissima Fruit Extract còn được chứng minh mang lại hiệu quả trong điều trị một số dạng viêm da và viêm khớp. Hoạt chất này nếu dùng lâu dài trên da có khả năng làm giảm bệnh chàm cho bệnh nhân.
PEG-75 Lanolin là gì?
PEG-75 Lanolin được sản xuất từ mỡ lông cừu (tiết ra từ tuyến bã nhờn của cừu), và nhanh chóng trở thành loại nguyên liệu dùng phổ biến trong rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân. Lanolin thường tồn tại ở dạng sáp, có màu hổ phách, nóng chảy ở nhiệt độ từ 48 - 52 độ C, tan được trong nước và cồn nhưng tan ít trong dầu khoáng. PEG 75 ổn định trong phạm vi pH từ 2 - 10.

PEG-75 Lanolin thường được etoxyl hóa để thu lấy nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm những sản phẩm có đặc điểm hòa tan hoàn toàn trong nước hoặc ở dạng dung dịch trong như pha lê ở mọi nồng độ. Những sản phẩm PEG-75 Lanolin tan được cả trong nước và nồng độ etanol trong nước lên đến 40%.
Trong sản xuất sản phẩm, liều lượng PEG-75 Lanolin được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm mục đích đảm bảo sự thay đổi độ nhớt tối thiểu của các dung dịch nước.
Điều chế sản xuất
PEG 75 Lanolin được điều chế từ toàn bộ mỡ lông cừu - sản phẩm của tuyến bã nhờn cừu, thu được từ len lông cừu.
Octyl stearate là gì?
Các este stearate (Butyl Stearate, Cetyl Stearate, Isocetyl Stearate, Isopropyl Stearate, Myristyl Stearate, Ethylhexyl Stearate, Isobutyl Stearate) là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp. Ethylhexyl Stearate cũng có thể được gọi là Octyl Stearate hoặc 2- Ethylhexyl Octadecanoate.Trọng lượng phân tử của Octyl Stearate là 396, giá trị của este là 144 đến 154, giá trị axit và giá trị iốt đều có giá trị tối đa là 1,0.
Công thức hóa học của Octyl stearate
Điều chế sản xuất Octyl stearate
Octyl stearate được điều chế bằng phản ứng giữa axit stearic và rượu etylic. Ethylhexyl stearate là một chất lỏng este trong suốt, không chứa chất lơ lửng và có ở dạng lỏng không màu. Rượu ethylhexyl có đặc tính độc đáo là độ nhớt thấp và bản chất nhờn do đó khi thoa trên da hoặc môi, Octyl stearate tạo thành một lớp màng kỵ nước. Do đó, làm mềm da và mang lại vẻ mịn màng.
Cơ chế hoạt động
Octyl Stearate và các Stearat khác là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp thường hòa tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform và axeton. Stearat có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành axit stearic và rượu tương ứng bằng cách thủy phân hóa học hoặc enzym, chuyển đổi thành các amin bằng cách phân giải amino, và chuyển đổi thành các este khác nhau bằng cách ly giải rượu hoặc chuyển hóa.
Nano Silver là gì?
Nano Silver (nano bạc) là một dạng hạt tồn tại của kim loại bạc, gồm các hạt bạc có kích thước nano khoảng từ 1-100 nanomet (kích thước này mắt thường không nhìn thấy được).
Hạt Nano Silver có tỉ lệ diện tích bề mặt lớn hơn hàng triệu lần so với kim loại bạc, nhờ đó mà tính chất đặc hiệu của bạc được tăng lên đáng kể.

Màu sắc của dung dịch Nano Silver thay đổi từ vàng tới đỏ sẫm và có thể là màu gần như đen khi nồng độ lên tới 5,000 ppm. Lưu ý là các loại bột bán trên thị trường không chứa hạt nano do nano bạc không tồn tại ở thể rắn.
Điều chế sản xuất Nano Silver
Kích thước, hình thái và tính ổn định của các nano silver sẽ khác nhau tùy theo phương pháp được tổng hợp. Có ba phương pháp tổng hợp nano silver chính là tổng hợp vật lý, tổng hợp hóa học và tổng hợp sinh học.
Trong đó, tổng hợp sinh học là phương pháp xanh và thân thiện với môi trường (do quá trình khử không sử dụng enzym tương tự như tổng hợp hóa học nhưng tác nhân khử là vi sinh vật hoặc thực vật). Tuy nhiên, cần thận trọng với phương pháp này vì nó có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là ứng dụng trong y tế.
Cơ chế hoạt động của Nano Silver
Nhờ đặc tính kháng khuẩn của ion bạc và diện tích bề mặt lớn của các hạt nano mà nano silver có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tùy theo nồng độ và kích thước mà hiệu quả của các hạt nano bạc sẽ khác nhau, chẳng hạn nồng độ cao sẽ hiệu quả tốt hơn.

Trong khi đó, cơ chế chống nấm nano silver có được là do chúng có thể phá vỡ màng tế bào và ức chế quá trình nảy chồi. Tại nồng độ 0.1mg/lít (tương đương 0.1ppm) nano bạc có khả năng kháng nấm. Với mật độ 105 tb/lít nấm Candida albicans bị vô hiệu hóa hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc.
Cơ chế tác dụng trên virus nhờ khả năng ức chế các giai đoạn phát triển của tế bào virus. Nano bạc được coi là một tác nhân phổ rộng chống lại nhiều chủng virus và không gây đề kháng.
Shea Butter Ethyl Esters là gì?
Shea Butter Ethyl Esters là một este chất làm mềm đến từ bơ hạt mỡ. Trong khi bơ hạt mỡ nguyên chất là một chất làm mềm nhiều có thể gây cảm giác nhờn trên da, loại này được thiết kế để mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mượt.
Shea Butter Ethyl Esters là một este chất làm mềm đến từ bơ hạt mỡ
Shea Butter Ethyl Esters có cấu hình bền vững, độ ổn định lâu dài và cảm giác độc đáo, nhẹ và mượt, lý tưởng để làm cơ sở cho các sản phẩm chăm sóc da mặt và kem dưỡng da hiện đại, thân thiện với môi trường.
Điều chế sản xuất Shea Butter Ethyl Esters
Shea Butter Ethyl Esters được tạo ra bằng cách phản ứng bơ hạt mỡ với rượu để tạo ra một este. Vitamin E được thêm vào để làm chậm quá trình oxy hóa và giúp thành phần có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Cơ chế hoạt động
Shea Butter Ethyl Esters cung cấp các chức năng và công cụ giải quyết vấn đề nhằm mở rộng hơn nữa việc sử dụng chất làm mềm bền vững vào các lĩnh vực ứng dụng chăm sóc da và tóc mới, đòi hỏi nhiều hơn.
Shea Butter Ethyl Esters có độ nhớt thấp, có đặc điểm là tán nhanh và tạo cảm giác da nhẹ như phấn khi thoa.
Shea Butter Ethyl Esters thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của các công thức chức năng và tái tạo ngày nay và có khả năng tương thích tốt với các thành phần khác.
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Polymethylsilsesquioxane là gì?
Polymethylsilsesquioxane là một loại nhựa hạt mịn hình cầu bao gồm các hạt rất nhỏ có kích thước từ 4-6 micron. Kích thước hạt nhỏ này giúp nó thuận lợi phân phối trong các công thức để phát huy vai trò trong sản phẩm.
Polymethylsilsesquioxane có thể hòa tan dễ dàng trong Dimethicone 1.5, isododecane, Hydrogenated Polyisobutene… Loại silicone này khá được ưa chuộng trong công thức sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân do có khả năng hấp thụ bã nhờn, giúp da mịn màng, mượt mà; đồng thời còn tăng cường khả năng chống thấm nước, đặc biệt là với các sản phẩm son môi.

Polymethylsilsesquioxane nói riêng và các loại silicon khác nói chung mặc dù đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho mục đích thẩm mỹ nhưng nhiều người dùng vẫn lo ngại vì những thông tin không an toàn khi sử dụng tại chỗ. Chúng ta biết là silicon có kích thước phân tử lớn nên sẽ ngăn không cho chúng bị da hấp thụ, như thế sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch, không gây ra dị ứng. Mặt khác, do kích thước lớn mà silicon không thể xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Điều chế sản xuất
Polymethylsilsesquioxane là polymer được hình thành từ quá trình thủy phân và ngưng tụ silicon methyltrimethoxysilane. Silicon là các polyme tổng hợp có từ các tiểu đơn vị siloxane (silic nguyên tố và oxy) nên silicones còn được gọi là polysiloxan.
Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer là gì?
Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer là một dẫn xuất silicone được sử dụng làm chất ổn định và tạo huyền phù hoặc làm chất làm đặc trong các sản phẩm chăm sóc da, hầu như luôn luôn sử dụng với dimethicone nguyên chất hoặc một loại silicone khác. Ở dạng thô, dimethicone crosspolymer là một loại gel.
Công thức hóa học của Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer
Điều chế sản xuất Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer
Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer bao gồm dimethicon liên kết chéo, có nghĩa là các phân tử dimethicon được liên kết hóa học bằng một liên kết cộng hóa trị. Dimethicone crosspolymer được cung cấp dưới dạng gel đặc.
Cơ chế hoạt động
Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer hoạt động như chất dưỡng ẩm mượt, chất dưỡng, dung môi và chất phân phối cho các thành phần khác, cũng như cải thiện khả năng thẩm thấu của sản phẩm.
Vinyl Dimethicone/Lauryl Dimethicone Crosspolymer có cấu trúc giống như một mạng tinh thể phân tử với khoảng cách rộng giữa mỗi phân tử. Khi thoa lên da, mạng tinh thể này cho phép các silicon tạo thành một lớp màng trên bề mặt trong khi vẫn cho phép da "thở".
Oxy, nitơ và các chất dinh dưỡng khác vẫn có thể đi qua lớp màng được tạo thành bởi silicon. Tuy nhiên, hầu hết Vinyl Dimethicone / Lauryl Dimethicone Crosspolymer không cho nước đi qua, đây là chất lượng lý tưởng để ngăn ngừa da khô, mất nước.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Olopatadine (olopatadin)
Loại thuốc
Thuốc đối kháng thụ thể histamine H1
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch nhỏ mắt olopatadine - 1 mg/ml, 2 mg/ml, 7 mg/ml sử dụng dưới dạng muối olopatadine hydrochloride.
Bình xịt mũi định liều olopatadine - 6% (600 mcg/nhát xịt).
Phenyl Trimethicone là gì?
Phenyl Trimethicone hay còn được gọi là Polyphenylmethylsiloxane, một Polyme silicone lỏng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ lên đến 5%. Tính chất vật lý của Phenyl Trimethicone gồm chất lỏng, không màu đến vàng nhạt, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và Ethanol. Phổ tia cực tím (UV) đối với Phenyl Trimethicone cho biết độ hấp thụ yếu tập trung ở khoảng 327nm.
Phenyl Trimethicone có chức năng ổn định nền, chống tạo bọt, làm mềm sợi tóc, mềm da, dưỡng da trong các công thức mỹ phẩm. Thành phần này tương thích với nhiều nguyên liệu làm mỹ phẩm nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm.

Điều chế sản xuất
Silicone có thể được coi là dẫn xuất hữu cơ của Silica (Si02) với các nhóm hữu cơ thay thế một số oxy trong phân tử Silica. Quy trình công nghiệp bắt đầu bằng việc chuyển Silica thành Tetraethoxysilane. Các nhóm Ethoxy được thay thế bằng nhóm hữu cơ bằng phản ứng Grignard.
Các dẫn xuất hữu cơ được tạo thành có thể thủy phân thành các Acid silicic thay thế hữu cơ, gọi là Silanols, nhanh chóng ngưng tụ với nhau để tạo ra khung Silicon-oxy-silicon của Polyme silicone. Trong các cấu trúc Silicone này, các gốc hữu cơ được liên kết chặt chẽ với Silicon thông qua liên kết Carbon-silicon. Mỗi nguyên tử Silicon được liên kết với các nguyên tử Silicon lân cận thông qua một nguyên tử oxy.
Cơ chế hoạt động
Kích thước phân tử lớn của Silicone ngăn không cho da hấp thụ chúng. Nếu một chất không thể xâm nhập vào da sẽ không thể phản ứng với các tế bào của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, Silicon không phải là chất gây dị ứng. Đồng thời, Silicone không thể tích tụ sinh học trong cơ thể con người. Nguyên nhân cũng là do kích thước lớn của Sillicone ngăn không cho chúng xâm nhập vào da nên không thể đi qua màng tế bào, một yêu cầu quan trọng để tích lũy sinh học.
Ngoài ra, lớp màng hình thành bởi Silicon không thể làm da bị “nghẹt thở”. Màng mềm vô hình mà Phenyl trimethicone và các Silicone khác hình thành sau khi bôi tại chỗ cho phép oxy và các khí khác đi qua. Hơn nữa, lớp màng này không ngăn cản quá trình bài tiết tự nhiên của da. Do đó, da vẫn có thể ‘thở’ sau khi bôi sản phẩm có chứa Silicone.
Sản phẩm liên quan










